Nội dung
- 1 COE là gì?
- 2 COE khác Visa như thế nào?
- 3 Các loại visa cần xin COE Nhật
- 4 Quy trình xin tư cách lưu trú Nhật Bản
- 5 Thủ tục xin COE Nhật Bản
- 6 Hướng dẫn điền đơn xin COE Nhật Bản
- 7 Kinh nghiệm phỏng vấn xin COE Nhật Bản
- 8 Sau khi có COE thì làm gì?
- 9 Giải đáp các câu hỏi liên quan về COE
- 10 Tham khảo thêm Visa Nhật Bản
COE (Certificate of Eligibility) là một tài liệu quan trọng trong quá trình xin visa Nhật Bản. COE được cấp bởi các cơ quan Chính phủ Nhật Bản và mang tính chất chứng minh về mục đích nhập cảnh và hoạt động tại Nhật Bản.
Khi có COE, bạn có quyền lợi được thụ hưởng các quyền và chế độ theo quy định của pháp luật lao động và di trú tại Nhật Bản. COE cũng đảm bảo rằng bạn đã tuân thủ quy trình và điều kiện pháp lý để nhập cảnh và làm việc tại Nhật Bản.
COE là gì?
COE viết tắt của “Certificate of Eligibility” là Giấy chứng nhận tư cách lưu trú được cấp bởi Cơ quan di trú của Nhật Bản nhằm mục đích để chứng minh một cá nhân hoặc tổ chức đã đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết để nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản. COE là một bước quan trọng trước khi xin visa Nhật Bản.
COE cung cấp thông tin cụ thể về người được chứng nhận, bao gồm: tên, quốc tịch, ngày sinh, mục đích nhập cảnh (như làm việc, học tập, thăm thân), thời hạn dự kiến và điều kiện lưu trú. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú:
– Có tính chất chứng minh và đảm bảo quyền lợi của người xin khi lưu trú tại Nhật Bản.
– Hỗ trợ xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, COE không phải là visa và người xin cần xin visa chính thức sau khi có COE để nhập cảnh vào Nhật Bản.
COE khác Visa như thế nào?
COE (Certificate of Eligibility) và Visa là hai khái niệm khác nhau trong quá trình nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản. Dưới đây là sự khác biệt chính giữa COE và Visa:
COE (Certificate of Eligibility) | Visa Nhật Bản | |
Nơi xét duyệt | – Cơ quan Di trú của Nhật Bản (thường là Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản). | – Cấp bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Nhật Bản. |
Quyền hạn | – Chứng minh đã đáp ứng các điều kiện để nhập cảnh và lưu trú dài hạn tại Nhật Bản. | – Cho phép nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản.
– Có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. |
Đặc điểm | – Cung cấp thông tin chi tiết về người được chứng nhận: mục đích nhập cảnh, thời hạn và điều kiện lưu trú. | – Xác định mục đích nhập cảnh (như du lịch, làm việc, học tập).
– Xác định thời gian lưu trú. |
Chức năng | – COE không cho phép người xin nhập cảnh trực tiếp vào Nhật Bản.
– Cần xin COE trước khi xin visa Nhật (Lưu trú dài hạn). |
– Cho phép nhập cảnh vào Nhật Bản và lưu trú trong thời gian được quy định. |
Đối tượng xin | – Những trường hợp lưu trú tại Nhật hơn 90 ngày
+ Du học, lao động, hoạt động văn hóa. + Nghiên cứu, y tế, truyền thông báo chí, + Kinh doanh, luân chuyển công tác trong doanh nghiệp. + Hoạt động nghệ thuật, kỹ năng, luật và kế toán. |
– Toàn bộ đối tượng có nhu cầu sang Nhật dù ngắn hạn hay dài hạn. |
Kết luận: COE (Certificate of Eligibility) là tài liệu quan trọng để xin visa Nhật dài hạn (Du học, lao động, visa kỹ sư,…).
>>> Tìm hiểu thêm: Trượt coe có xin lại được không
Các loại visa cần xin COE Nhật
Không phải toàn bộ visa Nhật nào cũng cần xin COE trước, chỉ có một số loại visa cần xin COE (Certificate of Eligibility) trước:
Visa đi Nhật làm việc | – Visa làm việc (Working Visa) cho phép người ngoại quốc làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
– Người xin cần có hợp đồng lao động từ nhà tuyển dụng tại Nhật Bản. => COE sẽ chứng minh rằng người xin đáp ứng các tiêu chuẩn để làm việc tại Nhật Bản. |
Visa du học Nhật Bản | – Visa du học (Student Visa) cho phép người ngoại quốc học tập tại Nhật Bản.
– Người xin cần có giấy mời nhập học từ trường học tại Nhật Bản. => COE sẽ chứng minh rằng người xin đã được chấp thuận nhập học tại Nhật Bản. |
Visa kỹ sư Nhật Bản | – Visa kỹ sư, chuyên gia nước ngoài cho phép người ngoại quốc làm việc trong các lĩnh vực kỹ thuật, nhân văn hoặc dịch vụ quốc tế.
– Người xin cần có COE từ nhà tuyển dụng hoặc tổ chức tại Nhật Bản. |
Visa đoàn tụ Nhật | – Visa đoàn tụ cho phép người ngoại quốc có thể cư trú lâu dài tại Nhật khi có vợ, chồng hoặc bố, mẹ đang sinh sống tại Nhật.
– Người xin visa cần có người thân bên Nhật bảo lãnh, thời gian lưu trú sẽ tương ứng với visa của người bảo lãnh. |
Quy trình xin tư cách lưu trú Nhật Bản
Quy trình xin COE tại Nhật Bản thường gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Ở bước này, bạn cần thu thập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết, bao gồm:
– Đơn xin COE (mẫu của Cơ quan di trú Nhật Bản).
– Bản sao hộ chiếu và trang visa hiện tại.
– Thông tin cá nhân chi tiết, bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, quốc tịch, học vấn, kinh nghiệm làm việc…
– Bằng cấp, chứng chỉ hoặc bằng chứng về khả năng và kinh nghiệm làm việc (nếu có).
– Thư mời từ nhà tuyển dụng hoặc trường học tại Nhật Bản.
+ Kèm theo thông tin về công việc hoặc chương trình học.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản
Bước 3: Chờ xét duyệt
– Cục xuất nhập cảnh sẽ cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú Nhật Bản nếu hồ sơ của bạn đủ tiêu chuẩn.
Bước 4: Nhận kết quả
Quy trình xin COE Nhật thường mất từ 1 – 3 tháng kể từ ngày Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản nhận được hồ sơ.
– Thời hạn của COE thường kéo dài 1 năm và cần được gia hạn vào năm sau đó.
Thủ tục xin COE Nhật Bản
Để xin COE (Certificate of Eligibility) tại Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ được liệt kê sau:
Hồ sơ giấy tờ | Yêu cầu về hồ sơ |
Đơn xin COE |
– Điền đầy đủ thông tin cá nhân và mục đích nhập cảnh/lưu trú. – Hướng dẫn điền đơn xin COE Nhật Bản. |
Ảnh thẻ |
– 01 ảnh (4x3cm) chụp trong vòng 3 tháng từ ngày yêu cầu xác nhận cư trú. – Ghi rõ họ trên ở sau ảnh. |
Bằng cấp |
– Bản gốc bằng tốt nghiệp ĐH hoặc CĐ. – Nếu không có bằng tốt nghiệp: + Giầy tờ xác nhận kinh nghiệm làm việc (từ 10 năm trở lên). + Giấy xác nhân thời gian công tác. |
Bảng điểm | – Bảng điểm trung cấp trở lên (Bản chính). |
Sơ yếu lý lịch |
– Tóm tắt lý lịch – Nói rõ kinh nghiệm làm việc ở trong nước. |
Chứng minh tài chính | – Bảng lương 3 – 6 tháng gần nhất. |
Hộ chiếu | – Scan toàn bộ trang của hộ chiếu |
Hướng dẫn điền đơn xin COE Nhật Bản
Trang 1 đơn xin COE Nhật Bản
1/ Ảnh thẻ (Photo)
– Kích thước 3×4 cm, chụp hướng chính diện, phông trắng, không đội mũ.
– Ảnh được chụp trong vòng 3 tháng trở lại.
2/ Nationality/Region (Quốc gia/ Khu vực)
– Ví dụ: ベトナム
3/ Date of birth (Ngày tháng năm sinh)
– Ví dụ: 1990年〇〇月〇〇日
4/ Name (Họ tên)
– Viết họ tên bằng romaji không dấu theo thứ tự Họ => Tên (không viết ngược).
– Ví dụ: NGUYEN VAN A
5/ Sex (Giới tính)
– Khoanh tròn vào ô tương ứng.
6/ Place of birth (Nơi sinh)
– Ghi quốc gia, tỉnh (thành phố) nơi sinh. Ví dụ: Hanoi, Vietnam
7/ Tình trạng hôn nhân
– Khoanh tròn vào ô tương ứng: Married (Có gia đình) | Single (Độc thân)
8/ Occupation (Nghề nghiệp)
– Ghi nghề nghiệp của bản thân. Ví dụ: 会社員
9/ Home town/city (Nơi thường trú tại mẫu quốc)
– Ghi quốc gia và tỉnh (thành phố) sinh sống. Ví dụ: Hanoi, Vietnam.
10/ Address in Japan (Địa chỉ liên lạc tại Nhật Bản)
– Ghi địa chỉ của người bảo lãnh ở Nhật Bản. Ví dụ: 東京都〇〇区〇〇1-1-1
11/ Telephone No. (Số điện thoại nhà)
– Ghi số điện thoại nhà riêng (nếu có). Nếu không có ghi なし
12/ Cellular Phone No. (Số điện thoại di động)
– Ghi số điện thoại di động. Ví dụ: 090-××××-××××
13/ Passport Number (Số hộ chiếu)
– Ghi mã số passport. Ví dụ: A123456
14/ Date of expiration (Thời hạn hiệu lực của passport)
– Ghi thời hạn hiệu lực được ghi trong trang đầu của passport. Ví dụ: 20××年××月××日
15/ Purpose of entry (Mục đích nhập cảnh)
– Tích vào ô mục đích nhập cảnh tương ứng.
16/ Date of entry (Ngày nhập cảnh dự kiến)
– Ghi ngày nhập cảnh dự kiến. Ví dụ: 20〇〇年〇〇月〇〇日
17/ Port of entry (Cảng hàng không nhập cảnh)
– Ghi tên cảng hàng không nhập cảnh. Ví dụ: 成田国際空港
18/ Intended length of stay (Thời gian lưu trú dự kiến)
– Ghi thời gian lưu trú dự kiến. Ví dụ: 永住.
– Trường hợp không xác định có thể ghi 決まっていない.
19/ Accompanying persons,if any (Có người đi cùng hay không)
– Trường hợp có người đi cùng khoang vào「有.
– Trường hợp không có khoanh vào「無」.
20/ Intended place to apply for visa (Nơi dự kiến xin visa)
– Ghi tên quốc gia và thành phố nơi có Đại sứ quán/ Lãnh sứ quán. Ví dụ: Hanoi, Vietnam.
21/ Past entry into / departure from Japan (Đã từng xuất nhập cảnh vào Nhật Bản chưa)
– Cho đến nay đã từng xuất nhập cảnh vào Nhật Bản lần nào chưa? Nếu có thì khoanh vào「有」, nếu không thì khoanh vào「無」.
– Nếu chọn “Có” thì ghi số lần và ngày tháng xuất nhập cảnh vào ô số 22 và 23.
22/ Past entry into / departure from Japan (Số lần xuất nhập cảnh vào Nhật Bản trong quá khứ)
– Trường hợp khoanh vào ô「有」ở mục số 21 thì ghi số lần đã nhập cảnh vào Nhật Bản. Ví dụ: 3回
23/ Past entry into / departure from Japan (Ngày tháng xuất nhập cảnh vào Nhật Bản trong quá khứ)
– Trường hợp khoanh vào ô「有」ở mục số 21 thì Ghi lần nhập/xuất cảnh gần đây.
– Ví dụ: 20◇◇年◇◇月◇◇日から20〇〇年〇〇月〇〇日
24/ Criminal record in Japan / overseas (Đã từng bị xử lý vì phạm tội chưa)
– Đã từng bị xử lý vì phạm tội thì khoanh vào「有」, chưa từng bị xử lý vì phạm tội thì khoanh vào 「無」.
– Trường hợp khoanh vào ô 「有」, ghi rõ lý do bị xử lý.
25/ Departure by deportation /departure order (Đã từng bị cưỡng chế hay có mệnh lệnh trục xuất ra khỏi đất nước không?)
– Trường hợp đã từng bị cưỡng chế trục xuất ra khỏi đất nước, khoanh vào「有」, trường hợp không có, khoanh vào「無」.
26/ Family in Japan or co-residents (Thành viên gia đình đang sống tại Nhật Bản hoặc người sống chung)
– Ghi thông tin về thành viên gia đình đang sinh sống tại Nhật Bản như: mối quan hệ, Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Quốc tịch/khu vực, Có dự định sống chung không, Nơi làm việc/Đi học, Mã số thẻ ngoại kiều.
– Trường hợp không có ai, ghi なし.
Trang 2 đơn xin COE Nhật Bản
27/ Personal relationship or status (Tình trạng quan hệ cá nhân)
– Tích vào ô tương ứng với tình trạng quan hệ cá nhân.
28 – 29/ Nơi và ngày tháng đăng ký kết hôn tại Nhật Bản
– Ghi tên cơ quan hành chính nơi nộp giấy đăng ký kết hôn tại Nhật Bản và ngày đăng ký kết hôn.
Ví dụ: 〇〇区役所 20××年××月××日
30 – 31/ Nơi và ngày tháng đăng ký kết hôn tại nước sở tại
– Ghi tên cơ quan hành chính nơi nộp giấy đăng ký kết hôn tại nước mình và ngày đăng ký kết hôn.
Ví dụ:ベトナム ハノイ市Cau Giay区役所 20××年××月××日
Mục 23: Place of employment or organization to which the applicant is to belong (Nơi làm việc của người đăng ký)
– Ghi thông tin nơi làm việc sau khi vào Nhật Bản của người đăng ký.
+ Name: Tên
+ Name of branch: Chi nhánh
+ Address: Địa chỉ
+ Telephone No.: Số điện thoại
+ Annual income: Thu nhập 1 năm (yên)
32/ Method of support to pay for expenses while in Japan (Phương pháp trang trải phí khi lưu trú tại Nhật Bản)
(1) Method of support and an amount of support per month (Phương pháp trang trải chi phí và số tiền hỗ trợ bình quân tháng)
Ví dụ: ☑ 身元保証人 (Trang trải bởi người bảo lãnh) 15万円
– Trường hợp gửi tiền qua Ngân hàng hoặc mang theo người, ghi vào mục số(2)Gửi tiền/ Mang theo người (Remittances from abroad or carrying cash)
– Trường hợp có người hỗ trợ trang trải chi phí, thông tin người hỗ trợ ghi vào mục số (3)Người phụng dưỡng (Supporter)
Trang 3 đơn xin COE Nhật Bản
33/ Supporter (Người phụng dưỡng)
– Name (Họ tên): Ví dụ: NGUYEN VAN B
34/ Date of birth (Ngày tháng năm sinh)
Ví dụ: 1980年1月1日
35/ Nationality/Region (Quốc tịch/Khu vực): Ví dụ: ベトナム
– Trường hợp người phụng dưỡng là người Nhật thì các mục từ (4) đến (7) không cần ghi.
36/ Relationship with the applicant (Quan hệ với người đăng ký)
– Tích vào ô tương ứng.
37/ Place of employment (Nơi làm việc)
– Ghi tên công ty/nơi làm việc. Ví dụ: (株) ABC
38/ Name of branch (Chi nhánh): Ví dụ: 本社
39/ Address (Địa chỉ nơi làm việc)
– Ví dụ: 東京都〇〇区〇〇1-2-3
40/ Telephone No. (Số điện thoại nơi làm việc)
41/ Annual income (Thu nhập 1 năm)
– Thu nhập 1 năm của người phụng dưỡng. Ví dụ: 300万円
42/ Guarantor or contact in Japan (Địa chỉ liên lạc tại Nhật của người bảo lãnh)
– Name (Họ tên): Họ tên của người bảo lãnh.
43/ Occupation (Nghề nghiệp của người bảo lãnh). Ví dụ: 会社員
44/ Address (Địa chỉngười bảo lãnh)
– Ví dụ: 東京都〇〇区〇〇1-2-3
45/ Telephone No. (Số điện thoại bàn)
– Ghi số điện thoại bàn, không có ghi なし
– Ví dụ: 03-〇〇〇〇-〇〇〇〇
46/ Cellular Phone No. (Số điện thoại di động)
– Ví dụ: 090-××××-××××
Applicant, legal representative or the authorized representative, prescribed in Paragraph 2 of Article 7-2 (Người đăng ký, người đại diện pháp định, người đại diện được quy định theo điều 7.2.2 luật quản lý xuất nhập cảnh)
47/ Name (Họ tên): Họ tên người đại điện hợp pháp
48/ Relationship with the applicant (Quan hệ với người đăng ký) Ví dụ: 妻
49/ Address (Địa chỉ): Địa chỉ của người đại diện.
50/ Telephone No. (Số điện thoại bàn)
– Số điện thoại bàn của người đại diện. Không có ghi なし.
51/ Cellular Phone No. (Số điện thoại di động)
– Số điện thoại di động của người đại diện.
– Người đại diện pháp định 法定代理人 là người đại diện được quy định theo pháp luật Nhật Bản.
Ví dụ, người đại diện cho người chưa thành niên nói chung là “Bố mẹ”.
Người đại diện được quy định bởi điều 7.2.2 luật quản lý xuất nhập cảnh 入国管理法7条の2第2項に規定する代理人 là người đại diện được ủy nhiệm ngoài người đại diện pháp định. Thông thường người đại diện là người nộp thủ tục đăng ký chứng nhận tư cách lưu trú này.
52/ Signature of the applicant (representative) / Date of filling in this form (Chữ ký của người đăng ký/ người đại diện và Ngày tháng đăng ký)
Ví dụ: NGUYEN VAN A 20〇〇年〇〇月〇〇日
Kinh nghiệm phỏng vấn xin COE Nhật Bản
Thông thường thì khi xin COE, Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ chủ yếu dựa vào hồ sơ giấy tờ, rất ít khi phỏng vấn. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì người của Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản vẫn sẽ gọi điện (người Việt) để check một vài thông tin cá nhân.
Một số lưu ý khi được gọi phỏng vấn COE:
– Các thông tin về bản thân, công việc, học tập hoặc lưu trú cần phải chính xác.
– Hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến có thể xuất hiện trong phỏng vấn COE như: kinh nghiệm làm việc, học tập, mục tiêu nghề nghiệp, lý do chọn Nhật Bản…
– Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện sự quyết tâm của bạn đối với mục tiêu của việc nhập cảnh và lưu trú tại Nhật Bản.
– Đưa ra lý do rõ ràng và cụ thể về lý do bạn muốn tham gia vào công việc, học tập hoặc hoạt động tại Nhật Bản.
– Trong quá trình phỏng vấn, nói chuyện rõ ràng, tự tin và diễn đạt ý kiến một cách rành mạch.
– Tránh sử dụng ngôn ngữ mập mờ hoặc không rõ ràng.
– Đặc biệt trong trường hợp xin COE cho mục đích làm việc, hãy chuẩn bị tài liệu hỗ trợ như: bằng cấp, chứng chỉ, danh sách công việc trước đây…
Sau khi có COE thì làm gì?
Sau khi bạn đã nhận được Giấy chứng nhận tư cách lưu trú Nhật Bản từ Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản, có một số bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện:
1/ Xin visa theo mục đích nhập cảnh
COE không phải là visa và bạn cần xin visa tương ứng dựa trên mục đích nhập cảnh và lưu trú của bạn (Ví dụ: visa làm việc, visa du học). Hãy đảm bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu visa của Nhật Bản tại đây (chèn link vào chữ “đây” và xóa ngoặc đơn này).
>>> Tìm hiểu thêm: Xin visa Nhật sau khi có tư cách lưu trú
2/ Đặt lịch khám sức khỏe
Trong một số trường hợp, sau khi nhận COE, bạn có thể cần phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế được chỉ định bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản. Kết quả khám sức khỏe sẽ được sử dụng trong quá trình xin visa.
3/ Theo dõi quá trình xin visa
Sau khi nộp hồ sơ visa, bạn nên theo dõi quá trình xử lý của Công ty hoặc Đại lý ủy thác để đảm bảo rằng visa của bạn được cấp trong thời gian đúng hẹn. Thời gian xử lý visa có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian làm việc của ĐSQ hoặc LSQ và thời điểm nộp đơn.
>>> Xem thêm: Thời gian xin visa Nhật mất bao lâu
4/ Xuất nhập cảnh và nhập cảnh
Khi visa của bạn đã được cấp, bạn có thể sắp xếp lịch trình xuất cảnh và chuẩn bị cho việc nhập cảnh vào Nhật Bản. Đảm bảo bạn tuân thủ các quy định nhập cảnh và mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết khi đi vào Nhật Bản.
5/ Đăng ký tạm trú
Sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần đăng ký tạm trú tại chính quyền địa phương. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu đăng ký tạm trú trong vòng 14 ngày sau khi nhập cảnh.
Giải đáp các câu hỏi liên quan về COE
Thời gian lưu trú tại Nhật Bản có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại visa và mục đích lưu trú của bạn nhưng thông thường sẽ kéo dài:
– Từ 1 năm đến 3 năm đối với visa làm việc, visa kỹ sư.
– Theo thời gian học tập đối với visa du học.
Gia hạn tư cách lưu trú tại Nhật Bản có thể được thực hiện nếu bạn muốn tiếp tục lưu trú sau khi hết thời hạn hiện tại của visa của bạn.
– Các bước gia hạn tương tự như: khi bạn xin tư cách lưu trú ban đầu gồm chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, chờ xét duyệt và nhận kết quả.
Phí chuyển đổi tư cách lưu trú tại Nhật Bản có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp và loại visa mà bạn đang xin chuyển đổi. Một số thông tin cơ bản dành cho bạn:
– Phí chuyển đổi tư cách lưu trú thông thường khoảng 4.000 – 7.000 JPY, tùy thuộc vào loại visa và trường hợp cụ thể.
– Phí gia hạn tư cách lưu trú cho cùng loại visa thường nằm trong khoảng 4.000 – 7.000 JPY.
– Nếu bạn chuyển đổi tư cách lưu trú bằng cách rời khỏi Nhật Bản và xin visa mới, bạn sẽ phải trả phí xin visa mới khoảng 3.000 – 6.000 JPY.
Nếu bạn bị trượt COE, bạn có thể xin lại. Tuy nhiên, quyết định về việc xin lại COE phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lý do bạn bị trượt và khả năng cải thiện hoặc sửa chữa các vấn đề trong đơn xin COE.
Lưu ý: Việc xin lại COE không đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được COE. Quyết định xin lại COE và kết quả cuối cùng vẫn do quyền hạn và quy định của Cơ quan di trú Nhật Bản.
Hy vọng với các thông tin COE là gì ở trên, bạn sẽ có những bước chuẩn bị kỹ càng nhất cho quá trình xin COE để giúp việc xin visa Nhật Bản được thuận lợi hơn.
Dịch vụ làm Visa đi Nhật - Đơn vị Top 1 về tỷ lệ đậu Visa Nhật Bản. Hãy liên hệ ngay tới Nippon Travel để được hỗ trợ, củng cố hồ sơ và có tỷ lệ đậu Visa lên tới 98%.
CÔNG TY TNHH DU LỊCH NIPPON TRAVEL
🏘 HD09-SP.BH 66, Vinhomes Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội
☎ 039.699.8888
🌏 https://nippontravel.vn
Tham khảo thêm Visa Nhật Bản
Dịch vụ làm visa Nhật Bản Nhanh, Trọn Gói, Tỷ Lệ Đậu Cao
Nội dung1 Dịch vụ làm visa Nhật Bản trọn gói tại Nippon Travel2 Dịch vụ xin visa Nhật Bản của...
102 Các bình luận
Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến visa Nhật Bản
Visa Nhật Bản là loại giấy tờ do chính phủ Nhật Bản cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh...
28 Các bình luận
Hướng dẫn hoàn thiện thủ tục xin visa Nhật Bản chi tiết nhất
Để du lịch, làm việc hay công tác tại đất nước mặt trời mọc thì các bạn sẽ phải làm...
Hướng dẫn xin visa thăm thân Nhật Bản tỷ lệ đậu cao nhất
Nội dung1 Visa thăm thân Nhật Bản là gì?1.1 Ai có thể xin visa thăm thân Nhật Bản1.2 Điều kiện...
24 Các bình luận
Thủ tục xin visa thương mại Nhật Bản mới nhất
Nội dung1 Visa thương mại Nhật Bản là gì?2 Visa công tác Nhật Bản có mấy loại?3 Các đối tượng...
26 Các bình luận
Hướng dẫn cách xin visa đi Nhật Bản tự túc cho người mới
Nội dung1 Các loại visa Nhật Bản thông dụng2 Quy trình xin visa đi Nhật tự túc3 Thủ tục xin...
Visa du lịch Nhật Bản & Cách đạt tỷ lệ đậu cao nhất
Nội dung1 Đi du lịch Nhật Bản có cần visa không?2 Nhật Bản đã cấp visa du lịch chưa?3 Xin...
2 Các bình luận
Lệ phí xin visa Nhật Bản 2023 là bao nhiêu? Các khoản chi phí phát sinh khi làm visa
Nội dung1 Công dân Việt Nam có cần xin visa Nhật không?2 Lệ phí xin visa Nhật Bản hết bao...
26 Các bình luận
Giải đáp Visa: Đi Nhật có cần visa không?
Nội dung1 Đi Nhật có cần visa không?2 Quá cảnh ở Nhật có cần visa không?3 Có cách nào đi...
36 Các bình luận
Giải đáp Visa: Thời gian xin visa Nhật mất bao lâu?
Nội dung1 Quá trình làm visa Nhật Bản tự túc2 Các loại visa Nhật Bản thông dụng3 Thời gian xin...
Giải đáp Visa: Trượt visa Nhật có xin lại được không?
Nội dung1 Trượt visa Nhật là gì?2 Những lý do khiến bạn bị trượt visa Nhật3 Trượt visa có xin...
Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật mới nhất
Được bảo lãnh người thân sang Nhật diện đoàn tụ hoặc thăm thân là nguyện vọng của nhiều lao động...
Thủ tục xin visa Nhật có bảo lãnh cho người Việt Nam
Khi có người bảo lãnh trong quá trình xin visa đi Nhật và lưu trú tại xứ sở hoa anh...
Hướng dẫn chi tiết các bước xin visa du lịch Nhật Bản tự túc
Nội dung1 Quy trình xin visa du lịch Nhật Bản tự túc2 Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản...
Thủ tục xin visa kỹ sư Nhật Bản & Bảo lãnh vợ sang Nhật
Nội dung1 Visa kỹ sư Nhật Bản là gì?2 Quyền lợi khi có visa kỹ sư Nhật3 Điều kiện để...
Bảo lãnh vợ sang Nhật & Những thông tin cần phải nắm rõ
Nội dung1 Những ai được bảo lãnh vợ sang Nhật2 Thủ tục bảo lãnh vợ sang Nhật theo diện đoàn...
Visa đoàn tụ Nhật Bản & Thủ tục xin visa đoàn tụ gia đình
Nội dung1 Visa đoàn tụ Nhật Bản là gì?2 So sánh visa đoàn tụ Nhật với visa kết hôn3 Đối...
2 Các bình luận
Visa kinh doanh ở Nhật là gì? Cách xin visa đầu tư Nhật Bản
Nội dung1 Visa kinh doanh ở Nhật là gì?2 Các ngành yêu cầu giấy phép kinh doanh tại Nhật3 Điều...
Điều kiện xin visa Multiple Nhật Bản 2024
Nội dung1 Visa Multiple Nhật Bản là gì?2 So sánh visa nhiều lần và visa 1 lần3 Quyền lợi của...
COE là gì? COE và Visa khác nhau như thế nào?
COE (Certificate of Eligibility) là một tài liệu quan trọng trong quá trình xin visa Nhật Bản. COE được cấp...